Hà Nội hiện có hơn 100 nghìn cán bộ, giáo viên, trong đó 100% CBQL và GV đứng lớp của Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo với tỷ lệ trên chuẩn khá cao (MN : 37,1%, TH : 92%, THCS : 62,4%, THPT : 15,9%, TCCN : 26,2%, GDTX : 1,5%, TT GDKTTH : 5,6%). Đội ngũ nhà giáo Hà Nội đã có sự tăng nhanh về cả số lượng lẫn chất lượng.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ: Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên là tài sản quí giá của mỗi nhà trường và toàn ngành. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường. Trong đó mục tiêu cần xác định là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vì học sinh, vì chất lượng đầu ra của mỗi nhà trường, tạo uy tín, niềm tin với xã hội từ những “sản phẩm” đào tạo có chất lượng tốt nhất. Muốn xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hội nhập trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần rất nhiều cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo có chất lượng.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều giải pháp để giữ vững những kết quả đã đạt đợc về chất lượng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn chưa cao (MN: 13,5%, TH: 76,7%, THCS: 49%, TCCN: 28,5%, GDTX: 1,1%, GD KTTH: 4,81%), đội ngũ GV chưa thật đồng bộ về cơ cấu. Trình độ đội ngũ CBQL và GV chưa thật đồng đều giữa các quận, huyện; một số trường ở miền núi và vùng giữa sông còn thiếu giáo viên…
Trước thực tế này, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ CBQL và GV nhằm đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn nghề nghiệp… Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu Thành uỷ, UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 35 của Thành uỷ và Kế hoạch 79 của UBND TP về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2005 – 2010. Qua đó, đội ngũ nhà giáo và CBQL Hà Nội có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. 100% CBQL và giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệtrên chuẩn khá cao (MN : 37,1%, TH : 92%, THCS : 62,4%, THPT : 15,9%, TCCN : 26,2%, GDTX : 1,5%, TT GDKTTH : 5,6%). Đội ngũ CBQL và GV của Hà Nội ngày càng được trẻ hóa, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất năng lực tốt. Trên 150.000 lượt CB, GV đã đợc tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...Ngành đã tuyển dụng được 7.959 giáo viên và 3.000 nhân viên, đảm bảo khách quan, công bằng, được dư luận trong và ngoài ngành đồng tình, ủng hộ; Chú trọng tăng cường bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho CB, GV đợc coi trọng và đáp ứng kịp thời. Ngành đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế (Hội đồng Anh, Bộ Giáo dục Nam Úc, Tập đoàn Language Link, EMG, Tamasek...) để nâng cao trình độ cho đội ngũ, qua đó có hàng nghìn CB, GV được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.
Giám đốc Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL không chỉ chú trọng vào đào tạo trình độ, nghiệp vụ mà còn quan tâm đến các kỹ năng khác. Qua đó, nhà giáo Hà Nội không chỉ giỏi về chuyên môn, chuẩn về nghiệp vụ mà còn phải thực sự mẫu mực và có phong cách đẹp.
Đổi mới công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết được ngành GD&ĐT Hà Nội đặt ra trong giai đoạn mới (2011-2016). Theo chỉ đạo của Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng gắn với yêu cầu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo qui định của Bộ GD&ĐT. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải được các nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, nhu cầu, chọn GV tham gia bồi dưỡng đúng mục đích và yêu cầu báo cáo kết quả sau mỗi quá trình đào tạo, từ đó tạo điều kiện cho người học.
Công tác bồi dưỡng không thể thu được hiệu quả cao nếu thiếu vai trò tích cực tham gia của mỗi nhà trường và mỗi CBGV vì vậy phải tăng cường vai trò chủ thể của giáo viên và cơ sở giáo dục. Thực tế cho thấy, dù các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở bồi dưỡng có chuẩn bị tốt mọi điều kiện, nhưng nếu không nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường và CBGV thì việc tổ chức các lớp bồi dưỡng khó thu được kết quả như mong muốn. Theo Hiệu trưởng trường TH Tràng An (quận Hoàn Kiếm) Lê Việt Thảo: Trong việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ, người Hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng. Hiệu trưởng phải là nhà giáo mẫu mực, phải là tấm gương sáng. Ngoài những yêu cầu về phẩm chất, năng lực..., Hiệu trưởng phải tự bồi dưỡng, tự học tập, rèn luyện để đủ sức hướng dẫn, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ.
Mỗi trường một cách làm, đổi mới trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ, đối với trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hiệu trưởng Lý Thị Lương cho biết: Xây dựng và phát triển đội ngũ CBGV của nhà trường được thể hiện chủ yếu trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn, thông qua các hoạt động dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra, tạo điều kiện cho GV trẻ đi học nâng cao trình độ, nghiệp vụ...Việc xây dựng đội ngũ đòi hỏi vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, quản lý của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, các trường cũng phải chủ động để có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ, coi đây là gốc cho mọi vấn đề nên không chỉ thụ động ngồi chờ.
Để ngày càng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, UBND Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch số 111 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Đây được coi là cơ hội vàng để ngành GD&ĐT Thủ đô tiếp tục xây dựng đội ngũ CBGV thật chuẩn mực, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ hội nhập quốc tế...Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên, hiệu trưởng, giám đốc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng...Trên cơ sở đánh giá, xếp loại, các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý giáo dục tổng hợp, phân loại để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kế hoạch sắp xếp, luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ CBGV, nhân viên, thực hiện chế độ chính sách phù hợp...
Theo Hiệu trưởng trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội Bùi Tiến Dũng, Kế hoạch 111 của UBND TP chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Ngành GD&ĐT Hà Nội cần nghiên cứu đề xuất với Thành phố cơ chế và nội dung, chương trình bồi dưỡng cho từng loại đối tượng viên chức: Cán bộ quản lý, giáo viên tập sự, giáo viên, nhân viên, nhằm đảm bảo cho mỗi chức danh viên chức đều được bồi dưỡng ban đầu, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng cập nhật và bồi dưỡng theo chuyên đề cụ thể của từng thời điểm. Các chuyên đề bồi dưỡng cần phải được chọn lọc và có kết quả thiết thực nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề nóng mà giáo viên đang quan tâm, mong đợi. Phương thức bồi dưỡng cũng cần phải được thực hiện đa dạng để tận dụng sự phát triển của KH-KT (bồi dưỡng từ xa qua mạng) đồng thời phù hợp với điều kiện về công việc và không gian, thời gian đặc thù của giáo viên...